di tích lịch sử- lễ hội
Miếu Công Đình
Publish date 20/04/2015 | 00:00
Công Đình từ xa xưa vốn là vùng đất cổ, vị trí chiến lược quan trọng trên đường thuỷ phía đông thành Thăng Long.
Con đường dẫn đến miếu Công Đình hiện nay tương truyền đó là con đường quần ngựa của họ Trịnh xưa, khi các chúa Trịnh có ý đồ xây dựng một cơ ngơi riêng ở Trâu Quỳ. Vỡ thế trong tư liệu ở Viện nghiên cứu Hán Nôm vẫn còn ghi chép được đôi câu đối ở tứ trụ đình:
"Bãi địa chấn thanh phi mã lộ
Đức Giang thuỷ tĩnh tức kình ba"
Vị thần được thờ tại miếu Công Đình là Nguyễn Nộn. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, sách Việt sử lược (Tác phẩm lịch sử khuyết danh đời nhà Trần) có nói khá nhiều đến lai lịch vị thần này: Nguyễn Nộn là cư sĩ làng Phù Đổng, vì bắt được vàng bạc không mang nộp nên vua sai chiếu bắt. Nộn xưng là Hoài Đạo vương nổi dậy vào cuối đời nhà Lý. Khi nhà Lý suy yếu ông đó chiếm giữ cả vùng Bắc Giang. Đầu thời nhà Trần (1226) quân của ông khá hùng mạnh chiếm giữ cả một vùng. Vì vậy, nhà Trần lo sợ phải phong cho tước vương, gả công chúa cho Nộn. Trải qua một thời gian binh biến, đến năm 1229 thì ông ốm và mất ở Phù Ninh.
Tháng 10 (1220) Nguyễn Nộn tự xưng là Hoài Đạo vương dâng biểu xưng thần, xin vua đi dẹp giặc.
Tháng 2 (1226) vua phong cho ông là Hoài Đạo vương.
Thỏng 12 (1226) vua lại phong cho ông là Hoài Đạo Hiếu, Vũ vương.
(Theo sách Đại việt sử ký toàn thư, tập II nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội 1967, Cao Huy Du dịch...)
Miếu Công Đình được xây dựng từ khá sớm, hiện nay miếu còn lưu giữ được sắc phong có niên hiệu Dương Đức năm thứ 3 (1674) đây là những cứ liệu quan trọng để khẳng định sự tồn tại và phát triển của ngôi miếu cũng như làng Công Đình hiện nay.
Miếu được xây dựng sát sân của Đình, trải qua thời gian dài tồn tại và phát triển miếu Công Đình đó được tu sửa nhiều lần. Hiện nay, miếu Công Đình mang tính chất của một ngôi đền, được xây dựng theo hướng Đông, có cấu trúc theo kiểu hình chuôi vồ hai cột trụ, đỉnh trụ là bốn chim phượng chụm đầu vào nhau tạo hình trái giành, phía dưới là đấu vuông thót đáy đặt trên hình mui luyện đắp mặt hổ phù. Phía dưới bổ khung đắp đề tài rồng, phượng, thân trụ tạo khung cân đối. Mái của miếu lợp ngói ta, bờ nóc đắp đôi rồng chầu mặt trời, bờ dải đắp bậc tam cấp trang trí hình hoa chanh. Hệ thống cửa làm theo kiểu cửa ngũ môn bên ngoài, bên trong ba gian làm theo kiểu cửa bức bàn. Phân cách giữa các cửa ngũ môn là những cột trụ đắp câu đối, bên trên tạo khung trang trí đắp hình hoa lỏ, rồng chầu mặt nguyệt, vảy rồng là những mảnh gốm cổ ốp vào.
Hiện nay, miếu Công Đình còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật cú giỏ trị về mặt lịch sử và kiến trúc nghệ thuật như một cuốn thần phả sao chộp lại vào thời Tự Đức 18 (1867), mười đạo sắc phong, sắc sớm nhất cú niờn hiệu Dương Đức năm thứ 3 (1674). sắc muộn nhất cú niờn hiệu Tự Đức.
Trong miếu có hai đôi câu đối:
Nhật nguyệt mụng hồi thiên hữu Lý
Giang sơn thệ chỉ địa vô trần
Dịch nghĩa:
Ngày tháng ước ao trời giúp Lý
Non sông thề chỉ đất không trần
Nhất cảnh an ninh chung thuỵ khí
Tứ thì cảnh sắc nhẹ mai hương
Dịch nghĩa:
Một xóm yên vui hun khí lạ
Bốn mùa cảnh sắc ngát hương mai
Miếu Công Đình có lịch sử xây dựng từ lâu đời. Tồn tại cho đến ngày nay, miếu Công Đình mang trong mình bề dày lịch sử trên ba trăm năm đã tạo cho di tích một không gian linh thiêng cả về mặt kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử. Kiến trúc của miếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, song đi qua một loạt các mảng chạm của vỉ kèo cốn mê, cốn, đầu bẩy, cửa võng ... đó khẳng định một vị trí quan trọng của nghệ thuật chạm khắc đương thời, với bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đó để lại cho hôm nay và mai sau một công trình văn hoá, một tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác đương thời.