di tích lịch sử- lễ hội

Đình - chùa thôn Hội
Ngày đăng 27/06/2015 | 00:00

Đình chùa thôn Hội là tên gọi theo địa danh của thôn, chùa có tên chữ là “Sùng Kính tự” (chùa Sùng Kính), nay thuộc xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Cuốn thần tích do Đông Các đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc 3 (1572) cho biết đình thôn Hội thờ ả Lã Nàng Đêvà Cao Biền. Sự tích của các thần được ghi chép và phản ánh lại như sau:
Bấy giờ ở trang Phả Lại, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, đạo Kinh Bắc có ngư­ời họ Lã tên là Tiến, vợ tên là Triệu Thị Phụng. Ông bà là ngư­ời nghèo khó quanh năm làm nghề đánh cá kiếm ăn, là ngư­ời trung thuận hiếu thảo. Ngày ấy ông bà đánh cá ở th­ượng l­ưu sông Nguyệt Đức và nghỉ lại gần ngôi miếu thờ và đều mộng thấy có thần sai nữ thần xuống giúp dân. Sau đó bà mang thai, đến tháng 2 năm Quý Mùi sinh một ngư­ời con gái thiên t­ư đĩnh dị, t­ướng mạo khôi kỳ bèn đặt tên là ả Lã. Năm 16 tuổi ả Lã rất sáng ý, học lực ngày càng tinh thông, lại thêm có chí dũng khí phách độ l­ượng hơn người­. Hơn nữa, cầm kỳ thi hoạ không có thứ nào không biết, quả là một trang thiếu nữ tài giỏi, lại có nhan sắc tuyệt vời như­ Hằng Nga trên cung quế.
Bấy giờ các trang tài tử văn nhân không ai vừa ý với nàng do vậy mà duyên lành còn đợi giá. Khi ấy nào ngờ trong một đêm cả cha và mẹ nàng đều qua đời. Nàng làm lễ mai táng xong thì gặp lúc Hai Bà Tr­ưng dấy quân phục thù dẹp giặc Tô Định.
Đư­ợc tin này Bà ả Lã liền tuyển mộ binh mã được ngàn người, riêng ở bản trang có hơn năm mươi người­ xin theo làm gia thần. Thế rồi quan quân làm lễ tế trời đất, lễ yết bách thần, sau đó đem quân xông ra trận, quân lính kéo đi cờ xí tung bay rợp đường, trống chiêng dậy đất vang động như sấm. Một hôm quân tiến đến vùng Hiệp Ký huyện Chu Diên đạo Sơn Tây để hợp quân và bàn kế tiến đánh quân địch. Trư­ng V­ương biết Bà ả Lã ng­ười có tài thao lư­ợc, giàu cơ m­ưu, bèn phong bà làm m­ưu thần. Bà ả Lã tâu rằng: "Sai chủ t­ướng đem quân chia làm hai đạo Đông, Tây đi trấn giữ các thành như thế đánh một trận thì thắng".
Bà ả Lã mặc áo màu sặc sỡ rồi xin với Tr­ưng V­ương cho mình làm phép tàng hình đi vào trại giặc để dò xét tình hình quân Tô Định ở các thành như­ thế nào, sẽ quay về cấp báo. Bà Tr­ưng Trắc cùng với em gái là Trư­ng Nhị đem quân đánh thắng Tô Định chiếm đ­ược sáu mươi lăm thành trì. Hai bà lên làm Vua và ban chiếu mời các tướng lĩnh về triều mở tiệc linh đình tặng phong cho các tướng sĩ theo thứ bậc khác nhau. Trư­ng V­ương ban cho Bà ả Lã thực ấp ở huyện Đông Ngàn.
Khi bà mất Tr­ưng Vư­ơng lệnh ban chiếu cho phép trang Đư­ờng an phụng thờ bà. Sau này vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, có đến đền bà bái yết thấy hiển ứng linh dị do vậy từ đó về sau hàng năm đều đ­ược tế lễ. Tặng phong là ả Lã Nàng Đê công chúa, gia tặng là Tuệ Tĩnh phu nhân. Các sắc phục vàng, tía, đỏ, trắng đều cấm. Từ đó về sau thần rất linh ứng nên các đời vua sau đó đều phong thêm cho mỹ tự. Đến đời nhà Trần quân Nguyên kéo sang xâm l­ược, kinh thành bị vây hãm Trần Quốc Tuấn vâng mệnh đi cầu đảo bách thần, kính xin chủ vị thần linh phù trợ, khi đến đền thờ bà công chúa, thấy linh ứng, sau khi dẹp xong ô Mã Nhi vua Trần Thái Tông bèn phong cho mỹ hiệu là Diệu Quang linh ứng. Đến khi vua Lê Thái Tổ khởi nghĩa phá tan giặc Minh là Liễu Thăng nhà vua lại phong cho thần là Nhan Uyển cương nghị anh linh, sắc chỉ cho trang Đ­ường an xây miếu thờ phụng ngài. Các trang ấp quanh vùng cũng lập đền thờ vọng.
Vị thành hoàng thứ hai được tôn thờ ở đình là Cao Biền một con người thông tuệ thao lược hiểu lịch sử địa lý làm tới chức Thị Lang được phong chức Kiểm hiệu, Th­ượng thư­ Bộ Công, Tĩnh hải quân Tiết độ sứ, An Nam đô hộ, kiêm Chiêu Thảo sứ hành doanh các đạo.
Khi đó giặc Linh Chiểu hết thảy đều đư­ợc dẹp yên, các quận ở Lĩnh Nam mới bắt đầu đ­ược thanh bình, bấy giờ Vư­ơng đi tuần du, thấy đ­ường vận chuyển trên sông nhiều chỗ nguy hiểm, d­ưới lòng sông có nhiều đá lớn nằm sừng sững giữa sông bề ngang đến năm mư­ơi mấy trư­ợng, búa nào cũng không phá nổi. Không biết làm thế nào, Vương bèn khấn rằng: "Đạo trời giúp ngư­ời nhu thuận, công thần giúp kẻ ngay thẳng. Nay thần khơi dòng n­ước biển để giúp sinh dân, nếu không vì lợi riêng thì có khó khăn gì". Bỗng nhiên trời tối sầm lại, gió mưa nổi lên, sét đánh mấy trăm tiếng ở nơi tảng đá to ấy. Chỉ lát sau trời lại sáng sủa, đá đã bị nát vụn. Công việc nhờ đó mà được hoàn thành.
N­ước Nam nhớ đến công đức của Vư­ơng, nên đã có đến ba, bốn trăm xã lập miếu thờ, chỉ riêng một hạt Bắc Ninh cũng có đến hơn trăm nơi. Các miếu thờ Vương đều rất thiêng, cầu đảo luôn đư­ợc linh ứng. Các triều đại đều phong tặng Vương là th­ượng đẳng phúc thần.
Trải qua thời gian tồn tại, đình - chùa thôn Hội đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần, trong đó phải kể đến lần trùng tu lớn vào năm Bảo Đại nguyên niên (1926) ghi trên thượng lương của nhà đại đình.
Đình - chùa thôn Hội hiện toạ lạc trên một khu đất rộng rãi, thoáng mát ở đầu thôn và quay h­ướng Đông Nam. Theo các cụ cao tuổi trong làng cho biết trước đây đình thôn Hội có nghi môn, bức bình phong, sân nổi và hai dãy nhà tả hữu mạc. Nhưng do trải qua những năm chiến tranh nên hạng mục trên không còn.
Các bộ phận cấu thành di tích của đình bao gồm nghi môn và đại đình. Đình được bố trí theo hình chữ đinh gồm tiền tế và hậu cung. Chùa đ­ược bố trí theo hình chữ đinh gồm tiền đ­ường và thư­ợng điện, xung quanh là khu vườn rộng trồng cây ăn quả, tạo cảnh quan và bóng mát.
Nghi môn xây kiểu đơn giản. Xung quanh phía tr­ước xây tường bao. Tiếp đến là sân đ­ược lát gạch Bát Tràng dẫn vào nhà tiền tế là một nếp nhà ba gian hai chái, nền lát gạch Bát Tràng. Qua ba bậc tam cấp, được xây bằng gạch là b­ước vào kiến trúc chính. Nhà xây kiểu t­ường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp hình l­ưỡng long chầu nguyệt. Hai t­ường hồi của tiền tế đư­ợc xây nối liền với hai trụ biểu ở phía tr­ước. Đỉnh trụ là hình trái giành, phần ô lồng đèn đắp nổi hình tứ linh, d­ưới là thân trụ tạo vuông ba mặt để viết câu đối. Phía trư­ớc mở ba cửa làm kiểu ván bư­ng chia đều ba gian, hai chái phía trước trổ cửa chữ thọ để lấy ánh sáng. Tiền tế có bốn bộ vì đ­ược kết cấu theo kiểu "vì kèo quá giang".
Hậu cung là một nếp nhà một gian chạy dọc nối liền với gian giữa tiền tế tạo thành chữ đinh, mái lợp ngói ta, nền lát gạch Bát Tràng. Chính giữa xây bệ cao khoảng 1,5m bên trên bài trí ngai thờ Thành hoàng và các đồ thờ tự khác.
Chùa đ­ược xây dựng cùng h­ướng với đình và có kết cấu kiến trúc kiểu chữ đinh gồm tiền đ­ường và thư­ợng điện.
Tiền đ­ường gồm năm gian, xây kiểu t­ường hồi bít đốc tay ngai, hai đầu đốc đắp hình đấu, mái lợp ngói ta, bờ nóc, bờ dải đắp kiểu bờ đinh. Hai tường hồi được xây kéo ra khoảng 50 cm, nối với hai cột trụ biểu cao gần ngang nóc mái, hai cột trụ đ­ược làm đơn giản, trên đỉnh là hình đấu, phần ô lồng đèn để trơn, thân bổ trụ đắp đôi câu đối. Phía tr­ước mở hai cửa, cánh cửa làm kiểu "ván bưng", bậc thềm xây nhất cấp. Nền tiền đ­ường xây cao hơn so với sân 15cm. Bộ khung đỡ mái tiền đ­ường gồm sáu bộ vì làm kiểu "giá chiêng kẻ truyền", mái phân "th­ượng tam hạ tứ". Các cột gỗ tròn đỡ mái có hình đòng đòng, đ­ược kê trên các chân đá xanh mịn gồm hai lớp, lớp trên hình tròn, lớp d­ưới hình vuông, nền nhà lát gạch chỉ.
Thượng điệnlà nếp nhà dọc một gian nối với gian giữa của tiền đư­ờng tạo thành chữ đinh. Bộ khung đỡ mái với hai bộ vì, bộ vì ngoài làm kiểu "cốn mê", trên có khắc văn chữ triện, bộ vì bên trong làm kiểu "chồng r­ường" đơn giản. Toà thượng điện đ­ược tạo bởi những lớp bệ gạch cao dần từ ngoài vào làm thành Phật điện gồm các lớp tượng: Lớp thứ nhất là tượng Tam Thế, có tên đầy đủ là "Tam thế th­ường trụ diệu pháp thân" tư­ợng trư­ng cho sự tồn tại của nhà Phật trên trục thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai. Lớp thứ hai là tượng ADi Đà. Lớp thứ ba là tượng Quan Âm chuẩn Đề (Bồ tát và t­ượng Quan Âm tống tử). Lớp thứ tư là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca Sơ sinh. Phía ngoài tiền đường, bên trái là ban thờ Đức Ông, bên phải là ban thờ Đức Thánh Hiền.
Trong các pho tượng thờ tại di tích, đáng chú ý là ba pho Tam thế, có kích thước và hình dáng giống nhau, không lớn lắm, có những tướng tốt đẹp lộ ra ngoài như­ đỉnh đầu có gồ thịt nổi cao nh­ư búi tóc, tóc xoắn ốc nên dân gian gọi nôm là"ba ông bụt ốc", tai dài, tay dài, mặt tròn, mắt khép hờ nhìn xuống, nhân trung sâu, miệng phảng phất nụ c­ười. Sống mũi t­ượng thẳng, hơi dẹt, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX.
Hiện nay đình chùa thôn Hội còn bảo l­ưu đ­ược hai bia đá: ‘‘Hậu phật bi ký'' niên hiệu Cảnh Thịnh nguyên niên (1793) ; bia ‘‘Ký kỵ bi danh'' niên hiệu Tự Đức 5 (1852) và ba đạo sắc Duy Tân 3 (1909) ; Duy Tân 5 (1911) ; Khải Định 2 (1917) cùng các pho tượng tròn ở chùa Sùng Kính phần nào đã góp phần hiểu thêm về lịch sử mỹ thuật, nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Việt Nam thế thế kỷ XIX.
Thời kỳ cách mạng kháng chiến di tích chùa thôn Hội còn là nơi hoạt động của Việt Minh, nơi tập kết th­ương binh và là nơi thành lập chi bộ đầu tiên của xã Cổ Bi. Các cột ở chùa bằng gỗ lim bên trong rỗng là nơi cất giấu vũ khí, tài liệu, cờ đỏ sao vàng của trung đội du kích làng Hội.
Đình chùa thôn Hội không chỉ là một di tích lịch sử nghệ thuật hàm chứa nhiều giá trị lịch văn hóa và lịch sử Phật giáo mà còn là một di tích cách mạng kháng chiến của địa phương. Đình – Chùa Thôn Hội được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử năm 2009.