các đơn vị hiệp quản
Bám sát chỉ đạo của UBND Huyện cũng như Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH TP. Hà Nội, định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH đến năm 2030, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm đã đặt nhiệm vụ chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm cần làm ngay để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
Các ứng dụng công nghệ Ngân hàng đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, làm thay đổi mô hình kinh doanh và đem lại những chuyển biến trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người dân. Công nghệ số được xác định là động lực mới tạo ra bước ngoặt trong sứ mệnh thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt tại các vùng thôn quê, còn e ngại công nghệ mới, bởi đã quá quen giao dịch tiền mặt. Không nằm ngoài xu thế đó, từ năm 2017 Ngân hàng CSXH Huyện đã triển khai dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động nhằm phát triển nền tảng tài chính số, tiếp cận dần các dịch vụ tài chính của bà con trên địa bàn Huyện.
Cán bộ Ngân hàng hướng dẫn khách hàng cài đặt và sử dụng Ứng dụng "Quản lý tín dụng chính sách" tại đơn vị
Sau hơn 22 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng chính sách khác, đến nay hoạt động tín dụng chính sách của ngân hàng CSXH Huyện được UBND Huyện và Ngân hàng CSXH Thành phố Hà Nội đánh giá là một “điểm sáng” đáp ứng nguyện vọng, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH tính đến 14/11/2024 đạt trên 666 tỷ đồng với hơn 8.500 khách hàng vay vốn, với 262 Tổ TK&VV, 22 điểm giao dịch xã, thị trấn; trong đó, trên 98% tổng dư nợ là cho vay thông qua ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM.
Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng CSXH Huyện đã triển khai ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách (QLTDCS) dành cho những người làm công tác quản lý tín dụng chính sách (gồm Tổ trưởng Tổ TK&VV, Trưởng thôn, cán bộ Ban giảm nghèo cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội các cấp, Ban đại diện các cấp, cán bộ Ngân hàng CSXH…) ứng dụng đã được đánh giá cao tính hữu ích đối với công việc hằng ngày của người quản lý tín dụng chính sách đặc biệt đối với các Tổ trưởng Tổ TK&VV và Chủ tịch UBND xã.
Ứng dụng QLTDCS là phần mềm hoạt động trên các thiết bị thông minh sử dụng hệ điều hành Android và IOS có các chức năng cung cấp thông tin hoạt động tín dụng chính sách và thực hiện một số nghiệp vụ trong quy trình cho vay trên môi trường số. Đối tượng người dùng được cấp tài khoản sử dụng ứng dụng là NHCSXH và các thành viên kiêm nhiệm liên quan đến hoạt động tín dụng chính sách (TDCS) tại 04 cấp: cấp xã, huyện, tỉnh, trung ương; các tính năng chính đã được xây dựng trong ứng dụng gồm: Thông tin địa bàn, Thông báo, Cẩm nang điện tử, Thông tin TDCS Tổ TK&VV, thôn, xã, huyện, tỉnh, Trung ương, Kết quả kiểm tra giám sát, Giao dịch tổ….
Giao diện ứng dụng “Quản lý tín dụng chính sách”
Ông Nguyễn Duy Phúc – PGĐ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm cho biết: Ngay khi nhận được chỉ đạo từ cấp trên Ngân hàng CSXH Huyện đã tham mưu cho đồng chí Trương văn Học, Phó chủ tịch UBND Huyện – Trưởng ban đại diện Ngân hàng CSXH ra văn bản chỉ đạo, hướng dẫ để tập chung triển khai. Ứng dụng đã được người dùng đón nhận và đánh giá cao, đặc biệt là các Tổ trưởng Tổ TK&VV và các tổ chức chính trị - xã hội cấp Huyện, Xã. Ứng dụng đã giúp cho người dùng là cán bộ Ngân hàng CSXH, các thành viên kiêm nhiệm theo dõi, nắm bắt kịp thời tình hình thực tế các hoạt động tín dụng chính sách mà mình đang quản lý. Đến hết ngày 15/11/2024, Ứng dụng đã được triển khai với 480 tài khoản người dùng đang hoạt động , đạt 100% yêu cầu đề ra. Trong đó có 262/262 Tổ trưởng Tổ TK&VV đã sử dụng chức năng “Giao dịch tổ”; trên 8.000 khách hàng đã được Tổ trưởng Tổ TK&VV sử dụng chức năng “Giao dịch tổ” để thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm; 22 xã thị trấn đã nhập thông tin địa phương đúng, đầy đủ.
Cũng theo ông Phúc, thời gian tới Ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm sẽ nỗ lực hơn nữa giúp bà con tiếp cận các dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động, mang đến những tiện ích vượt trội, nâng cao trải nghiệm cho cho khách hàng khu vực nông thôn, từ đó thay đổi trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động để mọi người dân đều được thụ hưởng và “Không để ai bị bỏ lại phía sau”./.
Ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm
hệ thống chính trị
- Huyện ủy
- Hội đồng nhân dân
- Ủy ban nhân dân
- Chức năng, nhiệm vụ
- Sơ đồ tổ chức
- Lãnh đạo UBND
- Thành viên UBND
- Phân công nhiệm vụ lãnh đạo
- Các phòng, ban chuyên môn
- Văn phòng HĐND-UBND
- Phòng nội vụ
- Phòng tư pháp
- Phòng tài chính - kế hoạch
- Phòng TNMT
- Phòng LĐTB&XH
- Phòng VH-TT
- Phòng giáo dục và đào tạo
- Phòng y tế
- Thanh tra huyện
- Phòng kinh tế
- Phòng QLĐT
- Ban QLDA
- Ban BTGPMB
- Trung tâm dạy nghề
- Đài phát thanh huyện
- Trung tâm TDTT
- Nhà văn hóa
- Trung tâm dân số KHHGĐ
- Trung tâm PTCNN huyện
- MTTQ và các tổ chức CTXH
- Các xã, thị trấn
- Các tổ chức xã hội, nghề nghiệp
- Khối các trường học
- Các đơn vị hiệp quản
- Công an
- Ban Chỉ huy quân sự
- Viện kiểm sát
- Tòa án
- Ngân hàng chính sách XH
- Bảo hiểm xã hội
- Đội quản lý TT số 8
- Đội thanh tra xây dựng
- Đội thanh tra GTVT
- Kho bạc nhà nước Gia Lâm
- Chi cục thuế
- Chi cục thống kê
- Chi cục thi hành án dân sự
- Trạm thú y
- Trạm khuyến nông
- Bệnh viện Gia Lâm
- Công ty điện lực Gia Lâm
- Công ty TNHHMTV-CNXNMTĐTGL
- Trung tâm trợ giúp pháp lý số 11
- Trung tâm y tế
- Trạm bảo vệ thực vật
- Hạt quản lý đê số 6
- Xí nghiệp ĐTTP thủy nông