THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

Cơ quan thực hiện
Lĩnh vực
Từ khóa
Tên thủ tục Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Báo cáo kinh tế-kỹ thuật
Loại thủ tục QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
Mức độ 2
Trình tự thực hiện

- Bước 1. Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện.

- Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ, ghi giấy biên nhạn, hẹn trả kết quả và bàn giao hồ sơ cho Phòng Quản lý đô thị.

- Bước 3. Chuyên viên Phòng QLĐT tiến hành thẩm định hồ sơ, dự thảo thông báo kết quả thẩm định.

- Bước 4. Phê duyệt thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh, bổ sung.

- Bước 5. Phê duyệt Quyết định điều chỉnh, bổ sung.

- Bước 6: Lấy số, đóng dấu và trả kết qủa cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện.

- Bước 7: Trả kết quả cho Chủ đầu tư.

Cách thức thực hiện

Nộp trực tiếp

Nơi tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Gia Lâm.

Địa chỉ :  Số 27, đường Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

ĐT: 043.8276913

Thành phần số lượng hồ sơ

I. Quy định về hồ sơ thẩm định:

- Thẩm định, phê duyệt dự án công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo.

- Thẩm định, phê duyệt dự án công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

II. Hồ sơ thẩm định, phê duyệt các công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc dự án do UBND huyện, các xã, thị trấn quyết định đầu tư:

1. Tờ trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung báo cáo kinh tế - kỹ thuật (theo mẫu).

2. Hồ sơ dự án điều chỉnh, bổ sung.

3. Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư theo quy định (theo mẫu).

4.  Văn bản chủ trương của UBND huyện cho phép điều chỉnh, bổ sung.

5. Văn bản phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND thành phố Hà Nội (nếu có).

6. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

7. Đĩa CD tệp tin dữ liệu điều chỉnh dự án.

Thời hạn giải quyết 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện tổ chức
Cơ quan thực hiện Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

1. Thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh, bổ sung báo cáo KTKT;

2. Quyết định phê duyệt điều chỉnh BC KTKT;

3. Bản vẽ, dự toán thiết kế điều chỉnh đã được thẩm định.
Lệ phí
Phí

(1)  Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng

=

Tổng mức đầu tư

được phê duyệt

x

Mức thu

Trường hợp nhóm công trình có giá trị nằm giữa các khoảng giá trị công trình ghi trên Biểu mức thu thì phí thẩm định đầu tư phải thu được tính theo phương pháp nội suy như sau:

                        Nib - Nia

Nit  =  Nib  -  {  ----------------  x  ( Git  -  Gib )  }

                       Gia - Gib

Trong đó:

+ Nit là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: %).

+ Git là quy mô giá trị của nhóm dự án thứ i cần tính phí thẩm định đầu tư (đơn vị tính: giá trị công trình).

+ Gia là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình).

+ Gib là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình).

+ Nia là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gia (đơn vị tính: %).

+ Nib là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gib (đơn vị tính: %).

Trong đó mức thu theo tổng vốn đầu tư dự án được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.

* Số phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu đối với một dự án đầu tư được xác định theo hướng dẫn tại điểm 1, khoản này nhưng được khống chế tối đa như sau:

Phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu tối đa không quá 150.000.000 (Một trăm năm mươi triệu) đồng/dự án.

Trường hợp đặc biệt, Bộ Xây dựng có đề án đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định số tiền phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải thu đối với từng dự án cụ thể.

 * Số phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với khu đô thị mới được xác định theo hướng dẫn tại điểm a, khoản này, trong đó tổng mức đầu tư được phê duyệt làm căn cứ tính thu phí không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt trong dự án.

* Phí thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng với quy mô nhỏ) đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước được xác định theo hướng dẫn tại điểm 1, khoản này.

* Đối với những dự án đầu tư quy định phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nhưng cơ quan nhà nước không đủ điều kiện thẩm định mà phải thuê chuyên gia, tư vấn thẩm định thì chi phí thuê chuyên gia, tư vấn thẩm định thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng. Trong trường hợp này, cơ quan nhà nước chỉ được thu phí bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu phí tương ứng quy định  tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu, nộp quản lý sử dụng lệ phí thẩm định các dự án đầu tư xây dựng.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Danh sách biểu mẫu biểu mẫu.docx
Yêu cầu, điều kiện thực hiện không
Cơ sở pháp lý

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình;

- Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 56/2013/QĐ-UBND ngày 11/12/2013 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội.