tin tức khác

Huyện ủy Gia Lâm thông tin những nội dung mới trong quy chế bầu cử trong Đảng
Publish date 20/11/2024 | 14:34  | View count: 155

Ngày 19/11/2024, tại Trung tâm Chính trị huyện, Ban Tổ chức Huyện ủy tổ chức Hội nghị chuyên đề “Một số điểm mới của quy chế bầu cử trong Đảng, công tác tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025- 2027”.

Đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh- Ủy viên BTV, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy phát biểu khai mạc

   Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy nhấn mạnh: Từ nay đến quý I năm 2025, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện, cấp uỷ cơ sở, đặc biệt là chi bộ thôn, tổ dân phố tại các Đảng bộ xã, thị trấn tập trung thực hiện với số lượng công việc nhiều, trong đó, hoàn thành đánh giá, xếp loại năm 2025 trước tháng 12, cấp cơ sở báo cáo Ban Thường vụ Huyện uỷ trước ngày 10/12/2024; tập trung công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở trước ngày 20/3/2025. Đặc biệt đối với các Đảng bộ thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 35 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời, các chi bộ thôn, tổ dân phố phối hợp với Ban Công tác mặt trận thực hiện giới thiệu nhân sự bầu Trưởng thôn, tổ trưởng dân phố nhiệm kỳ 2025-2027. Lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân cần tổ chức và tham gia thực hiện tốt các hoạt động nhằm bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

   Để giúp các cấp uỷ xã, thị trấn, chi bộ thôn, tổ dân phố tập trung hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ trong giai đoạn này, hội nghị bồi dưỡng chuyên đề nhằm triển khai các nội dung chính trong Quy chế bầu cử trong Đảng được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 10/10/2024 tại Quyết định số 190 và các nội dung tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027; nội dung công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2024.

Báo cáo viên tại hội nghị

   Tại hội nghị, báo cáo viên Phùng Thúy Oanh- Nguyên Cán bộ Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội đã truyền đạt nội dung chuyên đề: ngày 10/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII ban hành Quyết định số 190-QĐ/TW kèm Quy chế bầu cử trong Đảng (viết tắt là Quy chế 190). Quy chế 190 có 7 chương 36 điều, được áp dụng đối với việc bầu cử tại đại hội chi bộ, đại hội đảng bộ các cấp; bầu cử ở hội nghị ban chấp hành, hội nghị uỷ ban kiểm tra… Cấp uỷ, tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được vận dụng theo quy chế này. Quy chế 190 mở rộng đối tượng và phạm vi điều chỉnh của quy chế bầu cử trong Đảng; Bổ sung, hoàn thiện quy định về nhiệm vụ của cấp ủy triệu tập đại hội, các tổ chức điều hành và giúp việc đại hội trong công tác bầu cử; Siết chặt quy trình, thủ tục ứng cử, đề cử; đảm bảo sự công bằng trong việc đề cử, giới thiệu nhân sự để bầu cử…

   Báo cáo viên nêu rõ, cụ thể về ‏ Nguyên tắc bầu ‏‏cử, việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định. ‏ ‏Hình thức bầu cử, ‏‏Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp: Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ; Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư; Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra; Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên; Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử. Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ. ‏‏Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu). Thông qua số lượng và danh sách bầu cử. ‏‏Quy chế bầu cử quy định nhiệm vụ của cấp ủy triệu tập đại hội: Chuẩn bị đề án nhân sự đại biểu dự đại hội cấp trên; đề án nhân sự cấp uỷ, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và các điều kiện để tổ chức hội nghị ban chấp hành lần thứ nhất bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cấp mình theo quy định. Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào cấp uỷ của đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội (gửi đến cấp uỷ trước khi đại hội chính thức khai mạc chậm nhất là 15 ngày làm việc) để chỉ đạo thẩm tra và chuyển đoàn chủ tịch báo cáo đại hội xem xét, quyết định. Thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định. Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc. Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề liên quan đến tư cách đại biểu. Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch để trả lời các vấn đề do đảng viên, đại biểu đại hội yêu cầu liên quan đến các ứng cử viên. Chuẩn bị tài liệu cho cấp uỷ khoá mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra khoá mới của cấp mình trong phiên họp lần thứ nhất. Chuẩn bị số lượng, danh sách và nhân sự đoàn chủ tịch, chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, ban thẩm tra tư cách đại biểu để trình đại hội xem xét, biểu quyết thông qua. ‏ ‏Quy định về quyền bầu cử, chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.‏‏‏ ‏Quy định về số dư và danh sách bầu cử‏‏, số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp uỷ và ban thường vụ cấp uỷ phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dư tối đa do đại hội (hội nghị) quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp uỷ triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị số lượng nhân sự cấp uỷ và ban thường vụ có số dư từ 10% - 15%. Danh sách ứng cử viên do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị). ‏‏ Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi uỷ, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi uỷ viên; nơi không bầu chi uỷ thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu một phó bí thư chi bộ. Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp uỷ, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp uỷ cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp uỷ cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư. ‏ ‏Tính kết quả bầu cử, kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ; phiếu hợp lệ là phiếu được quy định tại Điều 15 của Quy chế này. Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý tương ứng với họ và tên người nào thì không tính vào kết quả bầu cử của người đó (phiếu đó vẫn được tính là phiếu hợp lệ). Đối với đại hội đảng viên: Người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác, đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý. Đối với đại hội đại biểu: Người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu chính thức được triệu tập trừ số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội không có đại biểu dự khuyết thay thế. Ở hội nghị cấp uỷ để bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số cấp uỷ viên trừ số thành viên đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời không có mặt tại hội nghị, số thành viên đang bị đình chỉ sinh hoạt, bị khởi tố, truy tố, tạm giam. Trường hợp số người đạt số phiếu bầu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu cao hơn lấy từ trên xuống cho đến khi đủ số lượng cần bầu. Nếu cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu, thì chủ tịch hoặc đoàn chủ tịch đại hội (hội nghị) lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó để đại hội (hội nghị) bầu lại và lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định. ‏‏Cách tính tỷ lệ % số phiếu là tính theo tỷ lệ số đại biểu trong đại hội đại biểu hoặc đảng viên trong đại hội đảng viên được triệu tập... 

Các đại biểu tham dự hội nghị

   Thông qua hội nghị, giúp các đại biểu nắm vững kiến thức, vận dụng vào công việc thực tiễn, góp phần hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ xây dựng tổ chức Đảng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chí trị chung của Huyện cũng như cùng cấp ủy chi bộ, chi bộ tổ chức thành công đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027./.

Ngọc Minh

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

bình chọn

Xin ý kiến về giao diện mới