hoạt động các xã

Hội nghị đầu bờ mô hình liên kết sản xuất thâm canh gắn với tiêu thụ sản phẩm bưởi tại xã Đa Tốn
Publish date 12/12/2024 | 17:30  | View count: 177

Sáng ngày 12/12/2024, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm phối hợp Hội Nông dân xã Đa Tốn tổ chức Hội nghị đầu bờ mô hình liên kết sản xuất thâm canh gắn với tiêu thụ sản phẩm bưởi tại xã Đa Tốn và tổng kết hoạt động các chi hội nông dân nghề nghiệp trên địa bàn xã năm 2024.

Các đại biểu tham dự hội nghị

   Mô hình liên kết sản xuất thâm canh gắn với tiêu thụ sản phẩm bưởi tại xã Đa Tốn được triển khai thực hiện nhằm tạo vùng nguyên liệu bưởi ổn định, có truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bao tiêu sản phẩm đầu ra từ đó nâng cao giá trị bưởi của xã Đa Tốn. Mô hình thực hiện đầy đủ các quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá đầu ra đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Thông qua mô hình giúp cho bà con nông dân xác định được chi phí đầu vào hợp lý nhằm đạt hiệu quả năng suất đầu ra giúp cho người trồng bưởi nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Ông Chu Anh Tuấn - Chủ tịch Hội Nông dân huyện phát biểu tại hội nghị

   Mô  hình được thực hiện từ tháng 9/2024 - 12/2024; Địa điểm triển khai thực hiện Mô hình tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm; Quy mô của mô hình 8 ha. Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm, UBND xã, Hội Nông dân xã Đa Tốn đã tiến hành rà soát, phân loại các vùng sản xuất, loại hình tổ chức sản xuất; xác định diện tích vùng thực hiện; xác định rõ hộ nông dân đăng ký tham gia thực hiện mô hình; tuyên truyền, vận động nông dân tham gia mô hình và phối hợp trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, có trách nhiệm cấp phát vật liệu được bàn giao tới các hộ tham gia mô hình.

   Mô hình có 15 hộ tham gia; diện tích 8ha nằm trong vùng quy hoạch trồng cây ăn quả, diện tích gọn vùng, gọn thửa, có khả năng nhân rộng để liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với các cơ sở, doanh nghiệp; có cam kết có đủ điều kiện về vốn, nguồn nhân lực; có khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất bưởi an toàn... Phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức o1 lớp tập huấn với 30 học viên, thông qua lớp tập huấn giúp các hộ sản xuất nắm được quy trình kỹ thuật thâm canh bưởi theo hệ thông quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp IPHM, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, các tiêu chuẩn sản xuất an toàn theo VietGAP, hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% kinh phí giống, vật tư, thuốc BVTV; hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, triển khai thực hiện mô hình.

   Đánh giá hiệu quả về măt kỹ thuật, mô hình thâm canh cây bưởi đã tăng được 23,88 % năng suất so với sản xuất theo tập quán nông dân, đồng thời việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp, quản lý dịch hại IPM vào sản xuất giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh, sản phẩm của mô hình đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

   Hiệu quả về mặt xã hội, các hộ dân tham gia mô hình làm chủ được tiến bộ khoa học kỹ thuật về thâm canh cây bưởi, từng bước xây dựng thương hiệu bưởi an toàn. Việc thực hiện thành công mô hình làm cơ sở để các hộ nông dânđến tham quan, học tập, nhân rộng để nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích, tạo ra vùng sản xuất bưởi hàng hoá chất lượng có ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hình thành chuỗi liên kết bền vững giữa các tổ dịch vụ, góp phần thúc đẩy các chuỗi liên kết khác trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất của các HTX DVNN.

   Hiệu quả về môi trương, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào mô hình thâm canh cây bưởi giúp nâng cao sức khoẻ đất, sức khoẻ cây trồng, hạn chế sâu bệnh do đó hạn chế lượng thuốc BVTV sử dụng trên đồng ruộng góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp an toàn, bền vững.

Các đại biểu tham quan thực tế tại mô hình và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất bưởi

   Các đại biểu đã thăm quan thực tế tại mô hình và trao đổi, thảo luận, chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm trong quá trình sản xuất bưởi. Trên cơ sở kết quả thực hiện Mô hình, trong thời gian tới, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục đề xuất UBND huyện xem xét, hỗ trợ nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nông dân và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn./.

Ngọc Minh

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

bình chọn

Xin ý kiến về giao diện mới