đảng đoàn thể
Sáng ngày 20/11/2024, Tổ đại biểu HĐND Thành phố- HĐND huyện Gia Lâm tổ chức giám sát công tác cải cách hành chính (CCHC), thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Dự buổi giám sát có đồng chí Vũ Đức Bảo- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy; đồng chí Lê Anh Quân- Thành ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư; đồng chí Nguyễn Việt Hà- Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Tiến Việt- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Đặng Thị Huyền- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, UBMTTQ huyện; lãnh đạo các phòng, ban, ngành thuộc huyện và lãnh đạo các xã, thị trấn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Trương Văn Học trình bày báo cáo tại hội nghị
Báo cáo về thực hiện công tác CCHC, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện Gia Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Trương Văn Học cho biết: việc triển khai thực hiện công tác (CCHC), thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của cơ quan Nhà nước được UBND Huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức và tạo những bước chuyển mới, tích cực trong hành động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ huyện tới cơ sở, tạo động lực thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của Huyện. Các chỉ tiêu chủ yếu trong công tác CCHC đề ra trong kế hoạch năm 2023 và kế hoạch 2024 đều đạt và vượt.
Cụ thể: Năm 2023, huyện Gia Lâm xác định cải cách hành chính tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm. UBND Huyện đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp từ Huyện tới cơ sở, chất lượng phục vụ tổ chức và người dân. Chỉ số PAR INDEX xếp thứ 11/30 quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố, tăng 05 bậc so với năm 2022. Kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho tỷ lệ đúng và trước hẹn đạt 100%. Chỉ số SIPAS năm 2023 của Huyện xếp thứ 2/30 quận, huyện, thị xã.
Năm 2024, UBND Huyện đã thực hiện thành lập thí điểm Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Huyện; thực hiện tách Trường mầm non Đa Tốn, trường Tiểu học Đa Tốn để thành lập thêm trường Mầm non Sao Khuê, trường Tiểu học Đại Hưng. Hiện nay, UBND huyện Gia Lâm có 119 đầu mối đơn vị trực thuộc: 12 cơ quan chuyên môn, 01 tổ chức hành chính và 86 đơn vị sự nghiệp. Huyện có 22 xã, thị trấn (13 xã, thị trấn loại 1; 09 xã, thị trấn loại 2) với 164 thôn, tổ dân phố. Năm 2024, UBND Huyện tiếp tục thực hiện chủ đề năm thứ ba liên tiếp của Thành phố Hà Nội là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Đồng thời tập trung đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TUngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội nhằm tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải cách chế độ công vụ, công chức và đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền, quan nhà nước trên địa bàn Huyện trong giải quyết công việc, giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp; xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tận tụy, chuyên nghiệp, vì Nhân dân. 100% hồ sơ TTHC cấp Huyện, cấp xã được giải quyết đúng hạn. Không còn tình trạng đùn đẩy, né tránh, đẩy việc lên cơ quan cấp trên hoặc sang bộ phận khác, cơ quan khác; tham mưu lòng vòng, biểu hiện co cụm; tính chủ động, chất lượng trong tham mưu và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc UBND Huyện được nâng lên. Tổ chức bộ máy được kiện toàn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đến thời điểm 01/11/2024, số lượng biên chế công chức, viên chức, LĐHĐ theo Nghị định 68, HĐ định mức làm việc trong đơn vị hiện có 3.622/4.040 (đạt tỷ lệ 89,65%) và đến thời điểm hiện tại năm 2024, số lượng biên chế công chức, viên chức, LĐHĐ theo Nghị định 68, HĐ định mức làm việc trong đơn vị hiện có 3.698/4.069 (đạt tỷ lệ 90,88%); Huyện chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với việc mở 56 lớp cho 7.405 học viên, đạt tỷ lệ 100%. Công tác thông tin tuyên truyền được tập trung đẩy mạnh, đa dạng về nội dung, hình thức; làm tốt công khai các nội dung liên quan đến CCHC trên địa Huyện; cấp Huyện đã xây dựng 678 chương trình phát thanh, phát 3.384 lượt tin, bài , tài liệu và cấp xã viết, đưa tin 2.760 tin bài về CCHC, chỉ số PAPI, SIPAS...; đăng tải 192 tin bài trên Cổng thông tin điện tử Huyện, xây dựng chuyên mục Chuyển đổi số huyện Gia Lâm, đăng 350 lượt tin, bài trên trang Facebook “CCHC huyện Gia Lâm” Trang zalo OA “Chính quyền điện tử huyện Gia Lâm; tổ chức tọa đàm, thi tìm hiểu, sân khấu hóa, các mô hình hiệu quả... Công tác quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng, tài chính, tài sản công đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, huy động, phát huy được nguồn lực trong xây dựng, phát triển của Huyện; chất lượng phục vụ của người dân được nâng lên.
Đồng chí Nguyễn Việt Hà- Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy phát biểu tại hội nghị
Đáng chú ý, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm công tác kỳ luật, kỷ cương hành chính; quan tâm xây dựng, triển khai, thực hiện, sửa đổi, bổ sung,hoàn thiện quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị. Năm 2023, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành Chương trình công tác năm 2023; 71 Kế hoạch chuyển đề, 7.525 văn bản trong đó 2.448 Quyết định, 2.326 công văn, 464 báo cáo, 112 kế hoạch và 2.175 văn bản khác các loại để tổ chức triển khai thực hiện. Năm 2024, UBND Huyện đã tiếp nhận, chỉ đạo xử lý 12.372 văn bản hành chính, trong đó: 4.164 văn bản của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, 5.798 văn bản sở, ban, ngành Thành phố, 2.410 văn bản từ cấp cơ sở và văn bản khác; đã ban hành 14.497 văn bản trong đó 5.933 Quyết định, 3.960 công văn, 597 báo cáo, 287 kế hoạch và 3.720 văn bản khác. Công tác theo dõi, đôn đốc việc chấp hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của các phòng, ban và UBND các cấp được thực hiện thường xuyên, riêng đối với những nhiệm vụ trọng tâm, những nhiệm vụ có tính chất phức tạp... UBND huyện Gia Lâm thường xuyên tổ chức giao ban chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung công việc. Năm 2023, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành 185 Thông báo kết luận, 439 Công văn chỉ đạo và 518 văn bản khác tham mưu giải quyết các công việc thường xuyên và đột xuất. Đã xử lý 9.856 văn bản trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp. Năm 2024, Văn phòng đã tham mưu UBND huyện ban hành tổng số hơn 1.234 văn bản chỉ đạo, trong đó có 405 Thông báo kết luận, 829 Công văn chỉ đạo và văn bản khác, tham mưu giải quyết các công việc thường xuyên, đột xuất; đã xử lý 10.202 văn bản trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp. Huyện tăng cường công tác kiểm tra kỷ luật kỷ cương hành chính và xử lý vi phạm; nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của TW, TP và Huyện ủy; thực hiện tốt trách nhiệm giải quyết và trả lới ý kiến, kiến nghị của cử tri cũng như trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nai, tố cáo, kiến nghị, phản ánh...
Đồng chí Nguyễn Tiến Việt- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện phát biểu tại hội nghị
Các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 được tập trung thực hiện; Kinh tế xã hội của huyện phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững. Một số kết quả nổi bật năm 2023 và 06 tháng đầu năm 2024 như sau: Năm 2023, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng 10,02% so cùng kỳ năm 2022, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 8.914 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2022; giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 7.929 tỷ đồng, tăng 15,45%; giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt 1.090,2 tỷ đồng, tăng 1,55%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt 4.467,3 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt 75,8 triệu đồng/người/năm. Kết quả chỉ số CCHC năm 2023 của Huyện đạt 94,16%, đứng thứ 11 trong số các quận huyện thuộc thành phố Hà Nội. Năm 2024, với sự quyết liệt, tinh thần trách nhiệm, tập trung trong chỉ đạo, điều hành của tập thể lãnh đạo UBND Huyện, sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của các phòng, ban, ngành, cán bộ, công chức các phòng, ban, ngành thuộc Huyện; UBND huyện đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển Kinh tế - Xã hội, cơ bản đảm bảo tiễn độ, chất lượng yêu cầu, một số việc khó, tồn tại từ nhiều năm được tập trung giải quyết, tạo chuyển biến tích cực, phấn đấu hoàn thành 17/17 chỉ tiêu Kế hoạch Thành phố giao và 21/21 chỉ tiêu Huyện giao năm 2024, với một số kết quả nổi bật, như: giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do Huyện quản lý ước tăng 12,24% bằng 1,125 lần mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước; Công tác tài chính ngân sách tập trung chỉ đạo, thực hiện chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời, tổng Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024 ước đạt 5.873,7 tỷ đồng, bằng 137,0% dự toán Thành phố và Huyện giao, bằng 93,5% so với năm trước. Tổ chức đấu giá thành công Dự án khu đất Tháp Vàng, thôn Trân Tảo, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm số tiền trúng đấu giá trên 570,1 tỷ đồng. Xây dựng, triển khai quyết liệt phương án huy động nguồn lực và công tác đầu tư xây dựng năm 2024. Dự kiến giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 ước đạt 1.636,4 tỷ đồng, bằng 93,5% kế hoạch vốn huyện giao (Huyện giao cao hơn Thành phố giao 881 tỷ đồng từ nguồn cải cách tiền lương và nguồn tiền thuê đất trả một lần). Công tác chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện một số công trình trọng điểm, công trình chào mừng các ngày Lễ lớn của đất nước, của Huyện. Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, hoàn thành thủ tục đầu tư để triển khai khởi công dự án xây dựng hạ tầng khu công viên, vườn hoa, hồ nước phía trước Trụ sở Huyện, công tác hoàn thiện hồ sơ, báo cáo kết quả xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, xây dựng huyện thành quận trình Thành phố, Trung ương được tập trung chỉ đạo, thực hiện đảm bảo tiến độ đề ra.
Đồng chí Đặng Thị Huyền- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại hội nghị
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục trong thời gian tới.
Thành viên Đoàn giám sát phát biểu thảo luận tại hội nghị
Tại buổi giám sát, thành viên Đoàn giám sát, lãnh đạo UBND huyện, các phòng ban đã thảo luận, làm rõ một số tồn tại, hạn chế, nêu các giải pháp để khắc phục cùng những nội dung liên quan đến kiến nghị của huyện tới các cấp có thẩm quyền về việc có văn bản hướng dẫn về số lượng PCT HĐND, PCT UBND được bầu tại kỳ họp đầu tiên của HĐND đơn vị hành chính cấp xã mới hình thành trên cơ sở 2 đơn vị hành chính cùng cấp. Đặc biệt, đoàn giám sát cũng quan tâm đến các giải pháp để thực hiện tốt công tác CCHC, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn huyện.
Đồng chí Vũ Đức Bảo- Trưởng ban Tổ chức Thành ủy phát biểu tại buổi giám sát
Phát biểu tại buổi giám sát, đồng chí Vũ Đức Bảo- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy; đồng chí Nguyễn Việt Hà- Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Tiến Việt- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện ghi nhận những kết quả đạt được của huyện gia Lâm trong việc thực hiện tốt công tác CCHC, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của các cơ quan Nhà nước. Các đồng chí lãnh đạo Thành phố, Huyện đề nghị trong thời gian tới, huyện cần xem xét, bổ sung, giải trình rõ hơn các nội dung Đoàn giám sát tiếp tục quan tâm và thực hiện tái giám sát; có giải pháp để thực hiện khắc phục các tồn tại, hạn chế; tiếp tục rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và nhiệm kỳ 2020- 2025 để triển khai thực hiện hoàn thành, đạt kết quả cao nhất; tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 24 của Thành ủy và công tác CCHC của huyện nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Huyện năm 2025.
Đoàn giám sát tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của huyện, tổng hợp, hoàn thiện và báo cáo HĐND TP xem xét, giải quyết theo quy định./.
Ngọc Minh