bài viết chuyên sâu

Hiệu quả tích cực khi áp dụng kỹ thuật thâm canh cây lúa theo hướng IPHM/SRI
Publish date 07/10/2024 | 22:00  | View count: 113

Thực hiện công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, trong thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gia Lâm phối hợp với UBND các xã Dương Quang, Đình Xuyên, Yên Viên, Lệ Chi, Kim Sơn, Dương Hà, Phù Đổng, Yên Thường tổ chức các lớp huấn luyện về thâm canh lúa cải tiến (IPHM/SRI) trên cây lúa nhằm nâng cao năng xuất cây trồng.

BCV tại các lớp tập huấn

   Trong thời gian 03 tháng huấn luyện và xây dựng mô hình, mỗi xã có 30 học viên tham gia, các hộ tham gia đã được nắm bắt các nguyên tắc của IPHM/SRI và có khả năng ứng dụng tốt các biện pháp kỹ thuật của IPHM/SRI vào sản xuất như: cấy mạ non; cấy thưa, ít dảnh, cấy nông tay;  bón thúc phân sớm kết hợp làm cỏ sục bùn;  quản lý và điều tiết nước theo giai đoạn sinh trưởng (rút nước giai đoạn lúa đẻ nhánh). Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, bón phân cân đối cho lúa.  Thực hành thành thạo kỹ thuật SRI trên ruộng thực nghiệm. Ngoài ra học viên được hướng dẫn điều tra thành phần sinh vật có trong hệ sinh thái; cách sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng,v.v...

Cánh đồng lúa được áp dụng thâm canh theo phương pháp SRI 

   Với phương pháp tập huấn khoa học, vừa giảng lý thuyết, vừa trực tiếp thực hành trên đồng ruộng và bố trí thí nghiệm, về cơ bản sau tập huấn các học viên thực hành thành thạo kỹ năng cơ bản trong quy trình thâm canh lúa SRI, nhận biết các đối tượng sinh vật hây hại chủ yếu và biện pháp quản lý dịch hại, biết được phương pháp bón phân, tưới nước hiệu quả cho cây lúa. Kết quả các ruộng thí nghiệm, đánh giá chung khi áp dụng SRI giảm được 50% lượng thóc giống, 20-25% lượng phân bón, tiết kiệm được 30% lượng nước tưới, giảm chi phí lao động, năng suất tăng từ 9-15%.

Các đại biểu tham gia tập huấn của xã Dương Quang

   IPHM được phát triển trên nền tảng IPM, tuy nhiên có bổ sung một số nội dung đi sâu về sức khỏe của đất để người nông dân nắm bắt kiến thức cải tạo đất của mình nhằm canh tác bền vững. Hơn nữa, chương trình IPHM còn giúp bà con nắm bắt kiến thức sản xuất nông nghiệp trong tình trạng biến đổi khí hậu, ngăn ngừa suy giảm đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế. Từ đó, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp canh tác bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm.

100% học viên tham gia tập huấn được cấp chứng chỉ

   Kết thúc tập huấn, 100% học viên đạt và đã được cấp chứng chỉ. Thông qua lớp tập huấn giúp các học viên thay đổi tư duy, nâng cao được nhận thực trong quá trình sản xuất cây trồng, vật nuôi./.

Hoàng Anh

thời tiết các vùng

Hà Nội
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

bình chọn

Xin ý kiến về giao diện mới